Giỏ hàng

8 NGUYÊN TẮC VÀNG PHỤ HUYNH CẦN BIẾT KHI DẠY TRẺ TỰ KỶ

Can thiệp giáo dục cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ là điều rất cần thiết, nhưng không phải là không có những thách thức. Thực tế, đối với những trẻ chưa có nhiều trải nghiệm trước đó, có thể trẻ sẽ cảm thấy quá sức - đặc biệt là với trẻ nhỏ - đây là đối tượng chưa thể gọi tên cảm xúc của mình hoặc lý giải vì sao chúng cảm thấy thất vọng. Vì vậy, để giúp bạn xử lý các tình huống này một cách hiệu quả, sau đây là một số hướng dẫn đơn giản về cách dạy cho trẻ tự kỷ trong những năm đầu có thể khá hữu ích:

1. Tuân theo một lịch trình nhất định

Những người mắc chứng tự kỷ thực sự phải tranh đấu rất nhiều với những thay đổi trong thói quen của họ, vì vậy hãy thử xác định một lịch trình thường xuyên trong ngày, và tuân thủ nó càng nhiều càng tốt. Trẻ em mắc chứng tự kỷ sẽ thực sự được hưởng lợi từ việc biết những gì sắp xảy ra và điều này sẽ kéo dài trong bao lâu. Sử dụng tín hiệu trực quan hoặc thiết bị bấm giờ cũng có thể giúp ích cho trẻ. Nếu có sự thay đổi, hãy thay đổi từ từ để giảm bớt tác động của chúng.

2. Sử dụng hướng dẫn bằng lời nói một cách rõ ràng, súc tích

Một điều quan trọng cần ghi nhớ khi đưa ra hướng dẫn là trẻ tự kỷ có thể gặp nhiều khó khăn khi xử lý các chuỗi các bước dài dòng. Ngay cả khi bạn sắp xếp các hướng dẫn đó thành một chuỗi, việc đảm bảo tất cả các bước theo đúng thứ tự là một thách thức lớn đối với trẻ. Làm cho mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các hướng dẫn bằng lời nói ngắn gọn, đơn giản từng bước một.

Supporting students with autism in the classroom: what teachers need to know

3. Cho trẻ thêm thời gian để xử lý

Kiên nhẫn là chìa khóa trong việc học cách dạy trẻ tự kỷ. Sau khi bạn đưa ra lời hướng dẫn, thường sẽ khiến những đứa trẻ này mất nhiều thời gian hơn để xử lý và hồi đáp những gì bạn muốn chúng làm, vì vậy hãy cho chúng thời gian và không gian chúng cần để làm điều đó. Đừng làm cho vấn đề phức tạp hơn bằng cách nói đi nói lại bằng nhiều cách khác nhau, vì điều này sẽ chỉ làm mọi thứ chậm lại.

4. Trình bày các khái niệm một cách trực quan

Bởi vì xử lý ngôn ngữ là một thách thức đối với trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, điều quan trọng là bạn phải kết hợp mô tả trực quan và sừ dụng thiết bị hỗ trợ trong phần giải thích của mình. Sử dụng cử chỉ cũng như các vật thể và hình ảnh càng nhiều càng tốt khi bạn nói chuyện. Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu ý bạn hơn, mà chúng còn giúp trẻ có thể  liên kết các từ với các khái niệm trước đó.

Nguyên tắc tương tự được áp dụng để trẻ giao tiếp hiệu quả với người khác. Nếu việc thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ là khó khăn, hãy cho trẻ cơ hội thể hiện điều trẻ cảm thấy theo cách khác - ví dụ như sử dụng thẻ cảm xúc, bạn có thể sử dụng thẻ cảm xúc để giúp trẻ hiểu và giải thích cảm xúc bằng từ ngữ.

5. Thúc đẩy giao tiếp thông qua các bài tập ngôn ngữ

Những năm đầu là thời điểm quan trọng để phát triển các kỹ năng giao tiếp cốt lõi đó, vì vậy điều quan trọng là bạn cung cấp cho trẻ em thêm trợ giúp và hỗ trợ nếu chúng cần. Dành thời gian dành cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ, tập trung vào phát âm và phân biệt các phụ âm, điều này sẽ thực sự có ích. Sử dụng hình ảnh và thẻ ngôn ngữ để giúp mở rộng vốn từ cho trẻ - nhưng lưu ý rằng nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ là 'kênh đơn sắc' (chúng chỉ có thể xử lý thông tin từ một giác quan tại một thời điểm), vì vậy hãy đảm bảo bạn làm điều này trong một môi trường tĩnh lặng để  trẻ không bị quá tải.

Autism in Girls: The Signs Can be Different: Plymouth Psych Group: Mental  Health Clinic

6. Tận dụng sự hứng thú và khả năng của trẻ

Mặt khác, một trong những thế mạnh lớn nhất của trẻ tự kỷ là chúng thường có thể tập trung vào một vật phẩm hoặc chủ đề cụ thể trong thời gian dài và phát triển kiến thức sâu rộng về nó (ví dụ: bản đồ, hệ mặt trời, xe lửa ). Tận dụng khả năng đó và tập trung bằng cách kết hợp chủ đề yêu thích của trẻ vào các hoạt động khác, ví dụ như đếm các hành tinh, bảng chữ cái dán trên xe lửa hoặc một hoạt động nghệ thuật như tô màu / trang trí bản đồ.
Cùng với sở thích của trẻ, nó cũng rất quan trọng để khuyến khích khả năng của họ. Trẻ tự kỷ thường xuất sắc trong việc vẽ và làm việc với máy vi tính, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn cho chúng cơ hội khám phá những thế mạnh riêng, điều này cực kỳ quan trọng với chúng trong tương lai. Tập trung vào những mặt tích cực hơn là mặt tiêu cực!

7. Tránh ánh sáng và âm thanh nhân tạo

Một tác nhân lớn đối với nhiều trẻ tự kỷ là sự kích thích các cơ quan cảm giác không tự nhiên, khắc nghiệt, chẳng hạn như đèn huỳnh quang, màn hình nhấp nháy, thiết bị ù và đồ đạc lách cách. Bạn hãy lưu ý đến các nhân tố này và thử giảm thiểu sự tác động của chúng. Ví dụ, sử dụng đèn bàn dịu hơn nhiều so với đèn treo trần, thảm hoặc bóng tennis ở dưới chân ghế để tránh phát ra âm thanh. Nếu trẻ có phòng riêng,  nếu có thể bạn hãy sắp xếp để trẻ tự kỷ tránh xa các tác nhân có nguy cơ  hoặc tránh xa cửa sổ nếu có thể.

8. Nuôi dưỡng trẻ trong một môi trường đầy sự hỗ trợ

Cuối cùng, đừng quên rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất là tạo ra một môi trường mà mọi đứa trẻ đều cảm thấy được yêu thương, được thuộc về và thấy có giá trị. Không bỏ qua bất kỳ cá nhân hay loại khó khăn nào, khuyến khích trẻ em tôn vinh sự khác biệt và giá trị của việc giúp đỡ người khác. Khi thực hiện các hoạt động, tránh mọi cảm giác phân biệt - trẻ em tương tác xã hội mắc chứng tự kỷ có được từ việc hòa nhập là rất quan trọng cho sự phát triển cũng như sự tự tin của chúng.

Bởi vì mỗi đứa trẻ là mỗi các thể khác nhau, học cách dạy trẻ tự kỷ là một quá trình liên tục. Trong quá trình dạy trẻ gặp khó khăn, bạn chỉ cần nhớ mọi nỗ lực của bạn đều ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của trẻ.

TLG Ngô Phạm Thị Thúy Trinh

 

Nguồn tham khảo:
https://www.firstdiscoverers.co.uk/how-to-teach-children-with-autism/

+Đặt lịch khám